TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Thứ Th 3,
18/06/2024
Đăng bởi Support HRV

Thông thường, nạn nhân của vụ án hình sự thường bối rối, không biết phải làm sao tố cáo kẻ phạm tội, buộc kẻ phạm tội chịu sự chế tài của luật hình sự, nhằm răn đe, trừng phạt kẻ phạm tội, bảo vệ bản thân, ngăn chặn hành vi phạm tội tiếp tục diễn ra. Bên cạnh đó, người bị cơ quan điều tra xác định thực hiện hành vi phạm tội khi bị khởi tố sẽ rất hoang mang, lo sợ. Có trường hợp phạm tội là rõ ràng, nhưng cũng có nhiều trường hợp bị oan, sai nhưng không biết chứng minh bằng cách nào. Do hiểu biết pháp luật của họ còn hạn chế, không nắm được rõ quyền được có luật sư bảo vệ, bào chữa ngay từ giai đoạn bị khởi tố, tạm giữ hoặc tạm giam. Nên họ cho lời khai không đúng sự thật khách quan của vụ án hoặc thừa nhận hành vi phạm tội trong tình trạng tâm lý không ổn định, bị áp lực từ phía cơ quan điều tra. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối mặt với việc bỏ lọt tội phạm hoặc đối mặt hình phạt nghiêm khắc của pháp luật hình sự họ mới nhận thức được tầm quan trọng cần phải có luật sư cùng tham gia vụ án.

Luật sư của Sài Gòn Đại Tín Law Firm thực hiện những biện pháp pháp lý hiệu quả, đúng pháp luật tố tụng hình sự để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

NỘI DUNG CHÍNH:

1. Thế nào là Tố tụng hình sự.

2. Các giai đoạn của quy trình tố tụng hình sự.

2.1. Khởi tố.

2.2. Điều tra.

2.3. Truy tố.

2.4. Xét xử sơ thẩm.

3. Dịch vụ tố tụng hình sự của Sài Gòn Đại Tín Law Firm.

1. Thế nào là tố tụng hình sự

Tố tụng hình sự là cách thức, trình tự tiến hành các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của các cơ quan nhà nuớc khác và các tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Những mối quan hệ phát sinh trong quá trình tố tụng hình sự là các mối quan hệ giữa: Cơ quan và người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, giữa các cơ quan và người tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng được pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh.

2. Các giai đoạn của quy trình tố tụng hình sự

Quy trình tố tụng hình sự bắt đầu khi có hành vi phạm tội. Một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, được luật hình sự xác định là tội phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự, loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất. Với bản án hình sự họ có thể bị hình phạt tù, thậm chí là hình phạt tử hình. Số phận, quan trọng nhất là sinh mạng của họ phụ thuộc vào quyền quyết định của chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Chính vì thế pháp luật đặt ra quy trình tố tụng hình sự cùng những nguyên tắc cụ thể, chặt chẽ nhằm bảo đảm việc kết luận tội phạm, việc xét xử phải tuân thủ đúng quy định pháp luật. 

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sau đây gọi tắt là BLTTHS 2015) thì quy trình tố tụng hình bao gồm các giai đoạn cơ bản: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm.

2.1. Khởi tố

Đây là giai đoạn đầu tiên trong việc giải quyết vụ án hình sự. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành một số hoạt động để xác định xem có hành vi phạm tội xảy ra hay không, từ đó ban hành quyết định khởi tố vụ án, phương tiện cho những bước tiếp theo.

2.1.1. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Theo quy định tại Điều 143 BLTTS 2015 những căn cứ để khởi tố vụ án hình sự bao gồm:

- Tố giác của cá nhân;

- Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

- Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước, Cơ quan có thẩm quyền tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

- Người phạm tội tự thú.

2.1.2. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

Điều 147 BLTTHS năm 2015 quy định về thời hạn mà chủ thể có tẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét các yêu cầu xác định tội phạm, khởi tố vụ án như sau: 

a) Trường hợp bình thường: 

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải ra một trong các quyết định: 

- Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

- Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

- Quyết định tạm đình chỉ về việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

b) Trường hợp phức tạp: 

-  Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng;

-  Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh được quy định, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.

2.1.3. Quyết định khởi tố vụ án

Sau khi đã xác định có vụ án hình sự thực tế, có hành vi phạm tội xảy ra thì chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ ra quyết định khởi tố vụ án.

a) Hình thức, nội dung của quyết định khởi tố vụ án: 

Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ căn cứ khởi tố, điều, khoản của Bộ luật Hình sự được áp dụng và các nội dung:

-  Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành;

-  Căn cứ khởi tố vụ án;

-  Nội dung khởi tố: Vụ án thuộc tội gì,....

-  Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành và đóng dấu.

-  Mẫu quyết định khởi tố vụ án:

 

b) Thời hạn chuyển quyết định khởi tố vụ án:

-  Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành điều tra.

-  Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố.

-  Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Tòa án phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp.

2.2. Điều tra

Thời hạn điều tra:

a) Đối với vụ án hình sự bình thường:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 172 thì thời hạn điều tra vụ án được quyết định căn cứ các trường hợp được phân loại trong luật hình sự như sau:

-  Không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

-  Không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng;

-  Không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

b) Gia hạn điều tra:

Thời hạn gia hạn điều tra được quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 172 BLTTHS như sau:

-  Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;

-  Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần: 

+  Lần thứ nhất không quá 03 tháng; 

+  Lần thứ hai không quá 02 tháng;

-  Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần; mỗi lần không quá 04 tháng.

+  Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

-  Các trường hợp đặc biệt:

+  Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng;

+  Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng;

+  Trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, nhập vụ án thì tổng thời hạn điều tra không vượt quá thời hạn quy định để điều tra vụ án bình thường và thời hạn gia hạn điều tra cơ bản.

Lưu ý: Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.

2.3. Truy tố

2.3.1. Thời hạn quyết định việc truy tố

a) Trường hợp bình thường:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 240 BLTTHS năm 2015 thì thời hạn để chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét hồ sơ vụ án, quyết định việc truy tố là:

-  20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng;

-  30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

b) Gia hạn thời hạn quyết định truy tố:

Theo quy định tại Điều 173 BLTTHS 2015, trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định truy tố, nhưng:

-  Không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng;

-  Không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; 

-  Không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2.3.2. Ban hành quyết định

a) Các quyết định có thể được ban hành:

-  Truy tố bị can trước Tòa án;

-  Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

-  Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.

b) Thời hạn chuyển quyết định:

Theo quy định tại khoản 2,3 Điều 240 BLTTHS năm 2015 thì thời hạn để chuyển các quyết định là:

-  03 ngày kể từ ngày ra quyết định đối với vụ án bình thường;

-  Không quá 10 ngày kể từ ngày ra quyết định;

-  Gửi ngay cho Viện kiểm sát cấp trên.

c) Chủ thể nhận quyết định:

Theo quy định tại khoản 2,3 Điều 240 BLTTHS năm 2015 thì chủ thể nhận quyết định bao gồm những người tham gia tố tụng và cơ quan tiến hành tố tụng, bao gồm:

-  Người tham gia tố tụng:

+  Bị can;

+  Người bào chữa;

+  Người đại diện của bị can;

+  Bị hại;

+  Đương sự; 

+  Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của: Bị hại, bị can, đương sự

-  Chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng:

+  Viện kiểm sát cấp trên;

+  Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên.

2.3.2. Chuyển cáo trạng, hồ sơ vụ án đến Tòa án

a) Thế nào là cáo trạng:

Theo quy định tại Điều 243 BLTTHS năm 2015 thì có thể hiểu đơn giản bản cáo trạng là bản tóm tắt các tình tiết vụ án và xác định tội của bị can.

b) Thời hạn chuyển cáo trạng, hồ sơ vụ án đến Tòa án:

Theo quy định tại Điều 244 BLTTHS năm 2015 thì thời hạn để Viện kiểm sát chuyển cáo trạng, hồ sơ vụ án đến Tòa án được quy định như sau:

-  03 ngày kể từ ngày ra bản cáo trạng đối với vụ án bình thường;

-  Không quá 10 ngày kể từ ngày ra bản cáo trạng đối với vụ án phức tạp.

Lưu ý: Trường hợp vụ án có bị can bị tạm giam thì trước khi hết thời hạn tạm giam 07 ngày thì Viện kiểm sát thông báo cho Tòa án biết để xem xét, quyết định việc tạm giam bị can khi nhận hồ sơ vụ án

2.4. Xét xử sơ thẩm

2.4.1. Chuẩn bị xét xử

Điều 277 BLTTHS 2015 quy định về chuẩn bị xét xử 

a) Các quyết định có thể được ban hành:

-  Đưa vụ án ra xét xử;

-  Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

-  Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.

-  Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử:

 

b) Thời hạn chuẩn bị xét xử:

-  30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

-  45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng;

-  02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng; 

-  03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Lưu ý:

-  Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

-  Trường hợp phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục chung quy định tại BLHS năm 2015, kể từ ngày Tòa án ra quyết định phục hồi vụ án.

c) Gia hạn:

Đối với vụ án phức tạp, Chánh án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng:

-  Không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; 

-  không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Lưu ý: Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.

 2.4.2. Quy trình xét xử sơ thẩm và hiệu lực của bản án sơ thẩm

Theo quy định tại khoản 3 Điều 277 BLTTHS năm 2015, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày

a) Thủ tục xét xử:

Theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình được tiến hành theo quy trình sau:

-  Thủ tục bắt đầu phiên tòa: Chuẩn bị khai mạc, khai mạc,…;

-  Thủ tục tranh tụng: Công bố cáo trạng, xét hỏi, tranh luận,…;

-  Nghị án và tuyên án.

b) Chủ thể tham gia phiên tòa hình sự sơ thẩm:

Theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì chủ thể tham gia phiên tòa hình sự sơ thẩm bao gồm:

-  Chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng:

+  Hội đồng xét xử: 

     * Một Thẩm phán và hai Hội thẩm đối với vụ án bình thường;

     * Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm;

     * Đối với vụ án có bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm;

-  Kiểm sát viên.

-  Người tham gia tố tụng:

+  Bị hại;

+  Bị cáo;

+  Người bào chữa;

+  Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự;

+  Người làm chứng;

+  Đương sự.

-  Hình ảnh phiên tòa hình sự sơ thẩm:

 

c) Hiệu lực của bản án sơ thẩm:

Quyết định sơ, thẩm bản án sơ thẩm không có hiệu lực pháp luật ngay. Nó chỉ có hiệu lực pháp luật nếu không bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu quyết định sơ thẩm, bản án sơ thẩm bị kháng cáo hoặc kháng nghị thì Tòa án cấp trên sẽ xem xét lại bằng thủ tục xét xử phúc thẩm. Xét xử phúc thẩm là giai đoạn không bắt buộc phải có trong trình tự tố tụng hình sự. Giai đoạn xét xử này chỉ được thực hiện ở những vụ án bị kháng cáo, kháng nghị.

-  Thời hạn kháng cáo:

Điều 333 BLTTHS năm 2015 quy định rõ thời hạn kháng cáo như sau:

+  Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật;

+  Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

+  Ngày kháng cáo được xác định như sau:

   * Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo là ngày theo dấu bưu chính nơi gửi;

   * Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo là ngày Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ nhận được đơn. Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn

  * Trường hợp người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn. Trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo.

-  Thời hạn kháng nghị:

Điều 337 BLTTHS năm 2015 quy định rõ về thời hạn kháng nghị như sau:

+ Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.

+  Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.

3. Các dịch vụ pháp lý của VPLS Sài Gòn Đại Tín trong lĩnh vực Tố tụng hình sự

-  Nghiên cứu hồ sơ, tư vấn về các vấn đề liên quan đến vụ án: Tố cáo, tố giác tội phạm, các phương án khắc phục hậu quả của hành vi phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ;

-  Thu thập chứng cứ để hỗ trợ các chủ thể có thẩm quyền tố tụng làm rõ các tình tiết vụ án, bảo vệ quyền lợi khách hàng;

-  Tham gia tố tụng ngay từ giai đoạn khởi tố với tư cách người bào chữa cho bị can, bị cáo;

-  Tham gia tố tụng từ khi tố cáo, tố giác và yêu cầu khởi tố với tư cách người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại;

-  Tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;

-  Tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo ủy quyền của đương sự;

-  Thực hiện thủ tục kháng cáo;

-  Yêu cầu Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị để xem xét lại bản án phúc thẩm theo thủ tục tái thẩm hoặc giám đốc thẩm.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Mọi thông tin, xin liên hệ SÀI GÒN ĐẠI TÍN LAW FIRM:

♦ Địa chỉ: Số 169/6D Võ Thị Sáu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

♦ Điện thoại: 028 39 480 939.

♦ Hotline: 0913 655 471 (Luật sư Hải). 

♦ Email: tuvan@saigondaitin.com.

 

 

Bài viết liên quan

  • Không có bài viết liên quan

Ý kiến của bạn
popup

Số lượng:

Tổng tiền: